Bánh mì cho người tiểu đường có thể ăn được loại nào?

Bánh mì là loại thực phẩm được làm từ bột mì phổ biến trên khắp thế giới, trong đó có cả Việt Nam. Bánh mì được xem là một trong những món ăn yêu thích của đại đa số người Việt. Tuy nhiên, đối với người bệnh tiểu đường, các thực phẩm chứa nhiều tinh bột đường như bánh mì lại không được khuyến khích. Vậy bánh mì cho người tiểu đường có thể ăn được những loại nào? Hãy cùng MT Health Care Blog tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

TIỂU ĐƯỜNG ĂN BÁNH MÌ ĐƯỢC KHÔNG?

Bởi vì là một món ăn phổ biến, vì thế nên bạn có thể tìm mua được bánh mì ở bất kỳ siêu thị, cửa hàng tiện lợi hoặc các cửa hàng chuyên bán bánh mì trên thị trường. Bánh mì rất đa dạng, từ bánh mì kiểu truyền thống Việt Nam, đến các loại như baguette, sandwich, các loại bánh mì ngọt khác. Hầu hết các loại bánh mì đều xếp vào nhóm thực phẩm giàu carbohydrate (tinh bột) và với người bị bệnh tiểu đường thì việc dung nạp loại carbohydrate nào và không nên ăn nhiều cũng là vấn đề cần cân nhắc.

Trong quá trình tiêu hóa, carbohydrate từ tinh bột được phân hủy thành glucose, được các tế bào của cơ thể sử dụng làm nguồn năng lượng chính, cung cấp năng lượng cho cơ bắp hoạt động. Tuy nhiên, quá ít năng lượng cũng không tốt nhưng nạp quá nhiều sẽ gây gia tăng lượng đường trong máu, ảnh hưởng đến hoạt động của nhiều cơ quan trong cơ thể. Vì vậy, cơ thể sử dụng insulin để điều hòa nồng độ đường huyết, để đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho cơ bắp và não bộ hoạt động mà không gây dư thừa đường trong máu.

Ở người bị bệnh tiểu đường, tuyến tụy tạo ra không đủ insulin hoặc sử dụng insulin không hiệu quả, dẫn đến đường huyết tăng cao khi sử dụng nhiều thực phẩm giàu carbohydrate như bánh mì.

Lượng đường trong máu cao ở người bị bệnh tiểu đường có thể làm tổn thương mạch máu, tăng tình trạng viêm và dễ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Chính vì thế, bệnh nhân tiểu đường thường được khuyên rằng nên hạn chế ăn bánh mì, đặc biệt là các loại bánh mì trắng. Tuy nhiên, không hẳn phải kiêng toàn bộ các loại bánh mì. Vẫn có một số loại bánh mì mà người bị bệnh tiểu đường vẫn có thể dùng được.

CÁC LOẠI BÁNH MÌ DÀNH CHO
NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG

Bánh mì đen

Bánh mì cho người tiểu đường đầu tiên có thể kể đến là bánh mì đen. Loại bánh mì này được làm từ 100% lúa mạch đen, giàu chất xơ và không chứa gluten. Bánh mì đen phù hợp cho những người bị tiểu đường dị ứng với gluten hoặc các chất protein khác. Mỗi ngày, người bệnh có thể dùng từ 3-4 lát bánh mì cho bữa sáng. Bạn cũng có thể kết hợp dùng bánh mì đen với các loại rau củ quả khác để cân bằng khẩu phần. Bạn có thể mua bánh mì đen tại các siêu thị, cửa hàng thực phẩm hoặc cửa hàng chuyên bán bánh mì.

Bánh mì Ezekiel

Bánh mì Ezekiel còn gọi là bánh mì hạt nảy mầm mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Loại bánh mì này chứa ngũ cốc cùng nhiều loại hạt khác nhau, không qua tinh chế nên giàu vitamin và chất xơ, cũng như hàm lượng tinh bột thấp. Vì vậy, loại bánh mì này rất thích hợp cho người tiểu đường. 

Bánh mì nguyên cám

Bánh mì nguyên cám được làm từ lúa mì nguyên cám với nhiều chất xơ, có màu nâu xám, không mềm, không ngọt và rất thân thiện với bệnh nhân tiểu đường. Mỗi ngày, người bệnh có thể ăn khoảng 60g, dùng cho bữa ăn sáng.

Bánh mì hạt lanh

Bánh mì hạt lanh là loại bánh mì cho người tiểu đường có chứa hàm lượng tinh bột thấp nhưng lại rất giàu chất xơ, acid béo và nhiều khoáng chất cần thiết khác cho cơ thể. Vì thế mà loại bánh mì này cũng rất thích hợp cho người tiểu đường. Mỗi ngày có thể dùng 80 - 100g bánh mì hạt lanh vào bữa sáng đối với người tiểu đường.

Bánh mì Pita

Bánh mì Pita là loại bánh mì có nguồn gốc từ vùng Trung Đông, với thành phần chính là các loại bột ngũ cốc nguyên hạt. Vì vậy, bánh mì Pita rất giàu chất xơ và khoáng chất, phù hợp để bổ sung năng lượng cho người bệnh tiểu đường. Mỗi ngày, người bệnh có thể bổ sung 80g bánh mì Pita vào bữa sáng hoặc làm điểm tâm.

Bánh mì sandwich ngũ cốc giàu hạt

Một trong các loại bánh mì cho người tiểu đường đáng kể đến đó chính là bánh mì sandwich ngũ cốc giàu hạt được làm từ các loại hạt chưa tinh chế như yến mạch, kiều mạch, hạt quinoa, lúa mì nguyên hạt, gạo lứt, lúa mạch và cám. Loại bánh mì này có ưu điểm là chỉ số GI (chỉ số đường huyết) thấp, giàu chất xơ tự nhiên, thêm vào đó là thành phần vitamin E, kẽm và protein rất dồi dào. Người bệnh tiểu đường có thể ăn từ 70g-80g vào bữa sáng hoặc các bữa phụ trong ngày.

Bánh mì yến mạch

Yến mạch nguyên chất là nguồn bổ sung carbohydrate thấp và giàu chất xơ, mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho người bệnh tiểu đường. Ngoài ra, một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng thành phần β-glucan trong yến mạch cũng có lợi cho người bị tiểu đường. Mỗi ngày người bệnh có thể ăn khoảng 80g - 100g bánh mì yến mạch.

Bánh mì nguyên hạt

Đây là loại bánh mì thích hợp cho người tiểu đường được làm từ bột mì với nhiều loại hạt khác nhau như hạt óc chó, hướng dương, đậu phộng, lạc, vừng,... Với thành phần chất xơ cao, bánh mì nguyên hạt sẽ giúp bạn giảm cảm giác thèm ăn và ổn định lượng đường trong máu. Mỗi ngày, người bệnh có thể ăn khoảng 3-4 lát bánh mì nguyên hạt vào bữa sáng hoặc bữa phụ.

Bài viết trên đây là nội dung chia sẻ về chủ đề bánh mì cho người tiểu đường. Hy vọng bài viết này đã cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn. Theo dõi tôi để biết thêm những kiến thức hữu ích cho sức khỏe nhé!

Bạn muốn tôi chia sẻ thêm kiến thức gì? Đừng ngần ngại để lại bình luận hoặc gửi thư tại mục LIÊN HỆ - GÓP Ý cho tôi nhé!

Nhận xét